Ngành thiết kế đồ họa là gì? Tổng quan công việc Graphic Design dành cho người mới

Thiết kế đồ họa vì sao lại “HOT HIT” và tăng trưởng với tốc độ chóng mặt như hiện nay. Vô vàn các vị trí tuyển dụng dành đến cho dân thiết kế từ công việc văn phòng đến các JOB Freelencer với mức lương hấp dẫn.

Cùng đi tìm câu trả lời giải mã sức hút của ngành thiết kế đồ họa là gì này qua bài viết sau đây nhé. Cùng tìm hiểu lý do vì sao ngành nghề này lại được hiện diện ở hầu hết các lĩnh vực từ truyền thông, giải trí, sản xuất kinh doanh. Đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh thẩm mỹ, giúp cuộc sống thêm phần sinh động và đầy màu sắc.

Ngành thiết kế đồ họa là gì?

Thiết kế đồ họa là gì?

Thiết kế đồ họa – một trong những loại hình nghệ thuật ứng dụng, xuất hiện rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực từ truyền thông, quảng cáo, giải trí, ngành xuất bản…..

Thiết kế đồ họa sẽ bao gồm nghệ thuật kết hợp cùng nhiều yếu tố nội dung trực quan. Nhằm truyền tải một thông điệp, ý tưởng nào đó thông qua các tác phẩm là những sản phẩm đồ họa. Những tấm banner quảng cáo, poster phim, bìa sách, tạp chí và logo doanh nghiệp… chính là những sản phẩm điển hình mà bạn được bắt gặp ở khắp mọi nơi trong cuộc sống.

Ngành thiết kế đồ họa là gì?
Ngành thiết kế đồ họa là gì?

Ngành thiết kế đồ họa làm gì?

Thiết kế đồ họa là ngành học kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm quan thẩm mỹ của mỗi cá nhân. Hiểu theo cách đơn giản hơn, các Graphic disigner sử dụng các công cụ đồ họa như AI, Photoshop, Indesign, Auto Cad… để biến những ý tưởng thành những hình ảnh đẹp, ấn tượng.

Thông qua khả năng sáng tạo của bản thân để sắp xếp câu từ, chỉnh sửa bố cục, lựa chọn hình ảnh, màu sắc phù hợp tạo ra một sản phẩm đồ họa với tổng thể bắt mắt, thu hút. Các sản phẩm đồ họa không đơn thuần chỉ là hình ảnh khô khan do con người tạo ra. Mà trong đó còn truyền tải những thông điệp truyền thông hiệu quả, phục vụ cho mục đích kinh doanh hoặc phục vụ cho hoạt độn tuyên truyền xã hội cao nhất.

Phân loại ngành thiết kế đồ họa hiện nay

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp, nhãn hàng đánh dấu “tên tuổi”, định vị hình ảnh trên thị trường. Tương tự như các gương mặt đại diện thương mại, bộ nhận diện thương hiệu cũng sẽ là vũ khí sắc bén để các doanh nghiệp truyền tải được thông điệp, giá trị hình ảnh, cảm xúc, trải nghiệm riêng biệt đến với người dùng và khách hàng tiềm năng của mình. Khiến họ có thể dễ dàng nhận ra và ghi nhớ tới thương hiệu

Những nhà thiết kế đồ họa lúc này sẽ hợp tác với các doanh nghiệp để lên ý tưởng, xác định các định hướng, mục đích của thương hiệu, truyền tải thông qua các bộ sản phẩm bao gồm: logo, phông chữ, bảng màu, hình ảnh đại diện.

Sản phẩm quen thuộc là kết quả trong lĩnh vực này của ngành thiết kế đồ họa là gì, phải nhắc đến các ấn phẩm như: danh thiếp, các dụng cụ văn phòng phẩm, đồng phục nhân viên, cẩm nang thương hiệu, v.v…

Thiết kế đồ họa dành cho tiếp thị và quảng cáo

Trung bình, người dùng sẽ chỉ dành vài giây để lướt qua một quảng cáo. Điều gì sẽ thu hút sự chú ý và khiến họ dừng lại trước nội dung quảng cáo của bạn. Chắc chắn hình ảnh quảng cáo sẽ phải đủ ấn tượng mới có khả năng tác động và quyết định mua hàng của người tiêu dùng mục tiêu, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cho các chiến lược marketing. Đây sẽ là bài toán mà người làm tiếp thị và các nhà thiết kế đồ họa cần phải giải quyết.

Các sản phẩm đồ họa trong lĩnh vực này thường bao gồm: tờ rơi, áp phích quảng cáo, poster, catalogue, banner email, hình ảnh quảng cáo trên mạng xã hội hay website/blog,…

Thiết kế kỹ thuật số (Digital design)

Thiết kế kỹ thuật số được hiểu là các sản phẩm thiết kế đồ họa sẽ được thể hiện, truyền tải thông qua giao diện kỹ thuật số, sử dụng trên các màn hình.

Thiết kế kỹ thuật số bao gồm UI – giao diện người dùng trên các website, trò chơi, các ứng dụng, mẫu dựng 3D.

Thiết kế ấn phẩm (Publication graphic design)

Đây là một lĩnh vực phổ biến nhất hiện nay của ngành thiết kế đồ họa. Hàng loạt ấn phẩm in ấn quen thuộc mà chúng ta bắt gặp thường xuyên trong cuộc sống như sách báo, hay tạp chí chính là sản phẩm của mảng thiết kế này.

Các nhà thiết kế sẽ cùng làm việc với biên tập và bộ phận xuất bản nội dung để mang đến những ấn phẩm ấn tượng, thẩm mỹ nhất. Sáng tạo bố cục, ảnh bìa, cũng như hình ảnh minh họa để truyền tải được các thông điệp và tầm nhìn của tác giả thông qua “đứa con tinh thần” của mình.

Hiện nay, các loại hình thiết kế ấn phẩm sẽ không chỉ dừng lại dưới dạng in ấn truyền thống mà còn hiển thị trên các màn hình kỹ thuật số.

Các mảng thiết kế phổ biến khác

  • Thiết kế bao bì, nhãn mác
  • Thiết kế đồ họa chuyển động
  • Thiết kế đồ họa không gian
  • Thiết kế nghệ thuật và hình minh họa
  • Thiết kế phông chữ nghệ thuật

 

Thiết kế đồ họa xuất hiện rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực từ truyền thông, quảng cáo, giải trí, ngành xuất bản…..
Thiết kế đồ họa xuất hiện rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực từ truyền thông, quảng cáo, giải trí, ngành xuất bản…..

Học ngành thiết kế đồ họa ra trường làm gì?

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành thiết kế đồ họa là gì. Là ngành nghề thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Thế nhưng thực tế, theo thống kê của các chuyên gia tuyển dụng đến từ Trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động, các trường đại học và cơ sở đào tạo chỉ mới đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân lực cho ngành nghề đắt giá này. Vì vậy, đừng quá lo lắng nếu bạn lựa chọn con đường nghề nghiệp này.

Các cử nhân Graphic disigner có thể lựa chọn các công việc đa dạng tùy vào năng lực và môi trường làm việc yêu thích. Trong đó có thể kể đến vị trí:

  • Việc làm chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế tại các công ty quảng cáo, công ty thiết kế, công ty truyền thông và tổ chức sự kiện.
  • Làm việc trong các studio nghệ thuật, xưởng phim hoạt hình và truyện tranh.
  • Tìm việc làm nhân viên thiết kế đồ họa tại tòa soạn, các nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí.
  • Tham gia công tác đào tạo thế hệ Graphic disigner kế cận tại các trường học, trung tâm, CLB,……

Ngoài ra, như một đặc thù ưu ái, ngành thiết kế đồ họa mang đến những cơ hội việc làm Freelencer hấp dẫn tại nhà như thiết kế website, thiết kế logo, nhận diện thương hiệu,…

 

Các cử nhân Graphic disigner có thể lựa chọn công việc đa dạng tùy vào năng lực và môi trường làm việc yêu thích
Các cử nhân Graphic disigner có thể lựa chọn công việc đa dạng tùy vào năng lực và môi trường làm việc yêu thích

Vì sao ngành Thiết kế đồ họa lại “hot” như hiện nay?

Cơ hội thăng tiến rộng mở

Tính chất trong môi trường làm việc của ngành thiết kế đồ họa, đòi hỏi khả năng sáng tạo cao, tiếp cận nhanh với các xu hướng thiết kế mới nhất trên thế giới, gu thẩm mỹ và khả năng am hiểu, sử dụng tốt các công cụ hỗ trợ, kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt. Tính cạnh tranh và khả năng đào thải sẽ rất cao, vì vậy đây sẽ là công việc không dành cho những người “an phận”, không có sự phát triển và cầu tiến. Thị trường lao động luôn rất rộng mở với những cơ hội việc làm hấp dẫn với những bạn trẻ có khả năng và đam mê với ngành nghề này.

Bên cạnh nhu cầu tuyển dụng cao, lộ trình phát triển của ngành này cũng được đánh giá là rất hấp dẫn, linh hoạt và công bằng khi đề cao năng lực thật sự. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân giúp ngành thiết kế đồ họa duy trì sức nóng và độ thu hút của mình.

Các graphic designer sau quá trình làm việc chăm chỉ, trau dồi và tích lũy đủ kỹ năng và tầm nhìn, họ sẽ có thể phát triển lên các vị trí quản lý cao hơn như Trưởng phòng thiết kế, Trưởng phòng Marketing, Giám đốc sáng tạo, v.v…

Thu nhập “cực khủng” với ngành thiết kế đồ họa

Nhu cầu nhân lực cao, các doanh nghiệp sẵn sàng chịu chi với các mức lương cao, hấp dẫn để thu hút ứng viên. Các cử nhân ngành Graphic disigner có thể tìm kiếm được các vị trí việc làm thiết kế đồ hoạ với mức lương khởi điểm từ 8 – 10 triệu/tháng. Với những nhà thiết kế có kinh nghiệm từ một đến hai năm là 12 – 15 triệu/tháng. Đặc biệt, với dân thiết kế đồ họa “lão làng” hoặc những người có thâm niên làm việc lâu năm, mức lương mà họ nhận được có thể lên đến 30 triệu đồng. Ngoài ra, khi nhận làm thêm cho các thiết kế bên ngoài, mức thu nhập của họ còn cao hơn thế nữa.

 

Thu nhập cực khủng giúp ngành thiết kế đồ họa thu hút nhiều người trẻ, trở nên “hot” như hiện nay
Thu nhập cực khủng giúp ngành thiết kế đồ họa thu hút nhiều người trẻ, trở nên “hot” như hiện nay

Tố chất cần có để tìm được “chỗ đứng” trong ngành thiết kế đồ họa là gì?

Kiến thức và kỹ năng chuyên môn

Trang bị nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc sẽ là bước quan trọng đầu tiên để dấn thân vào ngành nghề này. Hãy bắt đầu từ việc học hỏi những kiến thức căn bản như nguyên tắc và nguyên lý thiết kế, xây dựng ý tưởng, rèn luyện thành thạo các công cụ thiết kế như Adobe Photoshop, Adobe Illustration, Adobe InDesign, v.v…

Có thể đăng ký tham gia theo học với các khóa học thiết kế ngắn hạn hoặc chuyên ngành thiết kế đồ họa trong các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, hoặc có thể tự học trên Internet. Sở hữu nền tảng kiến thức và thành thạo các kỹ năng chuyên môn sẽ giúp bạn phát triển và tiến xa hơn.

Trau dồi kỹ năng mềm

Cùng điểm qua những kỹ năng mềm cần thiết sẽ hỗ trợ bạn hiệu quả trong quá trình làm việc với tư cách là một nhà thiết kế đồ họa chuyên môn ngay sau đây nhé:

  • Kỹ năng xây dựng ý tưởng
  • Khả năng sáng tạo
  • Kỹ năng giao tiếp và đàm phán
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Khả năng giải quyết vấn đề
  • Khả năng làm việc nhóm
  • Tư duy phân tích

Trải nghiệm với dự án của riêng bạn

Bên cạnh việc tích lũy kiến thức lý thuyết, việc tham gia thực hành để rèn luyện khả năng “thực chiến” của bạn thông qua những dự án riêng. Sẽ giúp bạn mài dũa kỹ năng của mình thành thạo hơn, cứng cáp hơn với công việc. Rõ ràng, đây cũng là yếu tố thực tế mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm trong các ứng viên tìm việc

Kết luận

Trên đây là những thông tin mà Careerviet. muốn chia sẻ, mong rằng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành thiết kế đồ họa là gì. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có thể hình dung được ngành thiết kế đồ họa trên thực tế với những cơ hội và thử thách đang chờ đón bạn. Qua đó định hướng và xác định được đúng con đường nghề nghiệp mà bạn sẽ theo đuổi với ngành nghề vừa “HOT” lại vừa “HIT” này nhé. Chúc bạn thành công!